Tất cả chúng ta đã từng ở trong tình huống tương tự. Cố gắng giao tiếp với những người mà chúng ta không thích nhưng chúng ta biết là cần phải trao đổi với họ. Chúng ta có xu hướng căng thẳng khi nghĩ đến việc thấy hay gặp họ huống chi nói chuyện với họ. Và tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần hay thể chất như thế nào. Bao nhiêu thời gian quý báu đã bị lãng phí để lo lắng về những cuộc gặp như thế?
John Howard, một chuyên gia tư vấn bảo hiểm, nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy bị choáng ngợp bởi những tình huống kiểu này ở nơi làm việc. Ông đã nghĩ về người đó và cuộc gặp sắp tới cả buổi tối, và có khi cả đêm. Ông lo nghĩ về ánh nhìn, những điều người đó sẽ nói và buổi gặp sẽ thế nào. Ông không thể tập trung vào lịch trình công việc, chỉ dồn vào việc nghĩ đến người đó và tính cách của họ “ Từ khi tôi phát hiện ra chúng tôi sẽ tham gia trong cùng một cuộc họp, tâm trí tôi chỉ tập trung vào điều đó và không còn gì khác. Tôi trở nên thật sự tiều tụy.”
Tuy nhiên, bạn không nên như vậy. Bạn không cần thích tất cả những người bạn tiếp xúc, nhưng bạn có thể làm cho mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn cho chính mình bằng cách tuân thủ một vài thủ thuật giao tiếp chủ yếu sau đây:
1. Bắt đầu một cách thân thiện. “Tôi chưa bao nhờ nhận ra rằng ngôn ngữ cơ thể của mình đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế cho đến khi tôi quyết tâm nở nụ cười với đồng nghiệp và hỏi cô ấy những câu hỏi không liên quan đến công việc, chẳng hạn như, gia đình cô ấy đang sống thế nào, hay cô ấy nghĩ gì về nhà hàng nơi cô ấy ở”, Howard nhớ lại. “Trước đây, tôi vào phòng, ngồi xa cô ấy đến mức có thể, khoanh tay lại và chờ cuộc chiến bùng phát”.
2. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói với một người rằng họ sai rồi. Điều này có thể đặc biệt khó khăn, nhất là nếu người đó là người cố chấp hoặc không hiểu biết. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng sẽ không mất quá nhiều thời gian để một người khó tính trở nên dễ chịu hơn khi người đó thực sự lắng nghe. Đó chính là điều đã xảy ra với Howard. “Tôi ngưng sử dụng hoàn toàn những ngôn ngữ cấm kị”, John kể. “Tôi ý thức rằng không bao giờ nên dùng từ không, sai rồi hay không được khi tôi họp với cô ấy. Thay vì vậy, tôi bỏ đi sự lo lắng, trở lại với công việc của nhóm và đồng nghiệp, ý tôi là “Thật thú vị, tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?” Khi cô ấy bắt đầu tự mình giải thích cho cả đội, tôi phát hiện ra rằng cô ấy đã sớm suy nghĩ thấu đáo vấn đề trước khi nhận xét.”
3. Thử nhìn từ quan điểm của người khác một cách trung thực. Một lần nữa, đây lại là một thử thách vì bạn đoan chắc người kia có lối tư duy hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, sau một ít lần, bạn có thể bắt đầu giúp người ta thấy được sự hồ nghi có lợi thế nào, bắt đầu hiểu tại sao họ cảm thấy như vậy. “Cuối cùng tôi đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp”, Howard nói. “Có thể trước đây cô ấy đã từng bị đuổi việc, do đó cô ấy nghĩ rằng cô ấy không thể chấp nhận sự thất bại một lần nữa tại đây. Tôi nghĩ cố ấy đang cố gắng thể hiện những giá trị của mình và những điều cô ấy biết. Tôi đã sử dụng những từ đó chẳng khác nào một sự xúc phạm, chỉ là cô ấy đang tâng bốc bản thân thôi.”
4. Đưa ra lời đánh giá trung thực và chân thành. Hãy nhớ những gì bà của bạn luôn nói: “Nếu cháu không thể nói điều gì đó tốt đẹp thì đừng nói gì cả”. Lời khuyên có vẻ kỳ quặc, nhưng hiệu quả, đặc biệt khi bạn đang xung đột với ai đó. “Khi tôi nhận ra rằng cô ấy chỉ muốn cảm thấy mình đang đóng góp, tôi sẽ dễ dàng bỏ qua”, Schulz hồi tưởng lại. “Tôi nhận thấy rằng để cô ấy “thắng” ở một vài quan điểm không làm giảm đi sự quý trọng của mọi người dành cho tôi trong công ty, thậm chí nó giùp thúc đẩy dự án hoàn thành nhanh hơn.”
Tất nhiên, vẫn có những lúc căng thẳng, nhưng Howard và các đồng nghiệp đã chế ngự được chúng như các chuyên gia, thay vì để cảm xúc lấn át. Bạn có thể dùng chiến thuật tương tự cho mối quan hệ không tốt của bạn.
Theo Dale Carnegie Vietnam