Những điều dân công sở cần nhớ

Chỉ trừ khi bạn là chủ thì bạn mới không mắc vào tình cảnh này, còn khi bạn làm thuê thì dù có là vị trí giám đốc đi nữa cũng không thể thoát khỏi và khi bạn là một nhân viên quèn thì tình cảnh này có phần oái ăm hơn.

Bạn làm nhiều, chịu trách nhiệm nhiều nhưng quyền quyết định của bạn hầu như không có. Không phải bạn không thể quyết định, thậm chí chưa chắc làm cách của lãnh đạo tốt hơn cách của bạn nhưng đơn giản vì người ra là lãnh đạo, người ta thích cái này còn cái kia thì không. Những tình cảnh bạn thường phải đối mặt là:
• Văn hóa công ty: Đặc biệt là những công ty lớn, lâu năm khả năng thích nghi của bạn phải rất cao. Đừng bao giờ bạn hỏi “tại sao không làm như thế này, mà phải làm như thế kia?”, câu trả lời đơn giản là “Văn hóa của công ty là vậy”
• Quy trình : trường hợp quy trình đã được thiết lập nhưng sếp không hiểu hoặc chưa hiểu hoặc không muốn làm theo bởi để biết và hiểu được nghĩa vụ và quyền hạn của mình cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong công ty là cả vấn đề. Các bảng mô tả công việc của phòng nhân sự đang cố gắng làm điều đó. Mà có khi chính bản thân sếp cũng không tuân theo hoặc cố ý không tuân theo ( vì lý do cá nhân nào đó), từ đó chỉ thị cấp dưới sai, khi cấp dưới tác nghiệp thì bị “cự” là sai quy trình, trình ngược lại sếp thì sếp phán rằng “không đủ kỹ năng và bản lĩnh để tác nghiệp”. Chưa kể đến trường hợp phải thiết lập quy trình và áp dụng vào mọi người còn gian nan hơn
• “Đem con bỏ chợ” : Vì lý do công việc của sếp quá bận, không thể tham dự các cuộc họp được. Nhưng sếp quên mất rằng chỉ có sếp mới có thể nói chuyện với các sếp phòng khác, chỉ có sếp mới ra quyết định chứ nhân viên “thấp cổ bé họng” nói cũng không được ghi nhận Nhưng sếp họp bữa được bữa mất, còn cấp dưới thì chỉ biết ghi nhận và báo cáo. Sau khi báo cáo thì bị sếp phán rằng “Tại sao lại để như thế này?, tại sao lại làm thế này?”.
• “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết” : Trong công ty, sự cạnh tranh quyền lực được thể hiện rõ nhất ở cấp lãnh đạo, bởi ai cũng muốn phòng mình là phòng quan trọng, nên các phòng ban luôn nằm trong cuộc chiến quyền lực và vị trí trong công ty. Từ đó, một số kế hoạch không mang tính xây dựng và các quyết định dựa trên cảm tính. Từ đó, cấp dưới gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện tác nghiệp với hệ thống.
• “Trên đe dưới búa”: Khi quy trình công ty đã phân định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của từng phòng, bộ phận. Tuy nhiên, con người ai cũng muốn công việc của mình là quan trọng. Từ suy nghĩ đó, mỗi khi nhận được chỉ thị từ sếp, là y như rằng rất là khó khăn khi deadline từ sếp đang cần kề còn các phòng ban khác thì đang còn “chảnh”, làm sao để đảm bảo.
Vâỵ chúng ta đại diện cho “tầng lớp nông dân” phải “vùng dậy như thế nào đây?
• Phải hòa nhập văn hóa công ty: Hai tháng thử việc để ban làm điều này, điều này bao gồm cả việc bạn phải “quýnh giá” được sếp tổng, sếp quản lý trực tiếp mình, các đồng nghiệp làm trong team….thuộc tuýp người nào, yêu cầu, quy định công ty để bạn có cách làm việc phù hợp cũng như “nổi dậy” cho phù hợp.
• Quy trình: Bạn phải tìm hiểu kỹ quy trình tác nghiệp như thế nào? Đặc biệt là công việc mà bạn đảm nhiệm chính. Trong trường hợp chưa có quy trình bạn nên thiết lập ra một quy trình đặc thù cho công ty phù hợp với đặc điểm của công ty. Từ đó, hướng mọi người tác nghiệp theo quy trình, dần dân mọi người sẽ quen.
Để an toàn trong trường hợp

• “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”: Nói không quá nhưng bạn phải “Hai mặt” và Xảo trá” một chút. Một mặt ở bên sếp, phải khéo léo nói với sếp rằng dây là quy trình. Còn ở mặt phòng ban liên quan, phải làm sao để hỗ trợ tốt nhất và thúc đầy tiến độ .
• “Đem con bỏ chợ”: Hai lời khuyên trong trường hợp này là “Chủ động & kiên địch”.thể vì thấp kẻ bé họng nên ý kiến của bạn không được để ý tới. Tuy nhiên, bạn chủ động làm những bản phân tích kế hoạch đó, nghĩ ra những phương án giải quyết. sau đó , trình sếp, nếu có sai đây nữa. cũng không có lý do mà trách bởi “chúng tôi đã cố gắng hết sức”.
• “Trên đe dưới búa”: Bạn phải lâp kế hoạch phân công rõ ràng, sếp ký rồi mới triển khai sau đó tác nghiệp với các phòng ban liên quan để yêu cầu hỗ trợ, nhưng đừng nghĩ quẳng cho họ là xong mà hãy dùng những từ yêu cầu nhẹ nhàng để họ có thể làm tận tâm nhất. Thêm vào đó, tạo dựng mối quan hệ giữa các phòng ban đó cũng là một lợi thế.
Mỗi người một tính cách, chín người mười ý, không ai toàn thân vẹn mười. Để không làm mất lòng cũng như thực hiện các mục tiêu là một vấn đề vô cùng khó. Đó cũng là lý do vì sao người ta nói “Kẻ thắng không phải kẻ mạnh nhất mà là kẻ linh hoạt nhất”.

Theo Sam/ Motibee