Từ cuộc suy thoái này, chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến sự tỏa sáng của nhiều doanh nghiệp. Họ sẽ thành công với chiến lược tập trung vào mối quan tâm đến các vấn đề năng lượng và môi trường của khách hàng; chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường khung chính sách mới; và đầu tư thích đáng vào công nghệ tinh giảm trong tương lai. Dưới đây là ba lựa chọn cho một khởi đầu mới:
Đối với cả xã hội và các doanh nghiệp, khủng hoảng mang tới một thời cơ hiếm có để tạo ra những đổi thay quan trọng, căn bản và sâu sắc. Từ đó, các doanh nghiệp dẫn đầu sẽ có cái nhìn sâu hơn vào việc cắt giảm chi phí.
Ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, thì với họ, phát triển bền vững vẫn sẽ đóng vai trò như một lăng kính để soi rọi đường đi, giúp họ vững bước trên con đường phát triển hàng đầu của mình – cũng đồng nghĩa với việc làm sao để luôn trong tư thế sẵn sàng cho những thành công đột phát ngay khi các điều kiện về kinh tế vĩ mô được cải thiện.
Cũng từ cuộc suy thoái này, chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến sự tỏa sáng của nhiều doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Họ sẽ thành công với chiến lược tập trung vào mối quan tâm đến các vấn đề năng lượng và môi trường của khách hàng; chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường khung chính sách mới; và đầu tư thích đáng vào công nghệ tinh giảm trong tương lai. Dưới đây là ba lựa chọn cho một khởi đầu mới:
1. Tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về năng lượng và môi trường
Có thể ví thời cơ được tạo ra bởi xu thế gia tăng nhận thức của công chúng đối với các vấn đề về năng lượng và môi trường hiện nay giống như bởi sự trỗi dậy của Internet nhiều năm về trước. Ảnh: istockphoto.com
Rất hiếm có dịp mà xu thế chung trên toàn cầu lại mang tới cho các doanh nghiệp cơ hội để tái định vị một cách căn bản các giá trị và mối quan hệ với khách hàng. Có thể ví thời cơ được tạo ra bởi xu thế gia tăng nhận thức của công chúng đối với các vấn đề về năng lượng và môi trường hiện nay giống như bởi sự trỗi dậy của Internet nhiều năm về trước.
Khi thời cơ đến, bất kì công ty nào, cùng với sự sáng tạo và kỷ luật riêng của mình, đều có thể nắm bắt lấy mục tiêu phát triển môi trường bền vững làm nền tảng tạo ra những thành phẩm đổi mới xoay quanh mối quan tâm về môi trường hay năng lượng của cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Dù cho bóng đen của cuộc suy thoái kinh tế đã tạm thời làm lu mờ đi hình ảnh nguồn tài nguyên khan hiếm hay sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng những thách thức ngiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt vẫn còn đó. Vì thế, doanh nghiệp nào cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giúp khách hàng của mình thấy được thách thức mà họ phải đối mặt sẽ trở nên “tươi mới” và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Johnson Controls là một ví dụ, hãng này đang tập trung vào việc lắp đặt cho các tòa cao ốc có sẵn một hệ thống giúp sử dụng năng lượng hiệu quả. (Mà trên thực tế thì tính riêng năng lượng được tiêu thụ tại các toà nhà này đã chiếm tới 40% tổng lượng tiêu dùng của toàn nước Mỹ).
Tương tự như vậy, một công ty bất động sản sáng giá cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho xu thế gia tăng giá trị của tài sản ngay khi thị trường phục hồi trở lại bằng cách kéo dài mức thời gian trung bình giúp các nhà giao dịch xét duyệt danh mục đầu tư một cách có hiệu quả nhất.
Có thể bạn cho rằng thị trường cho các sản phẩm/dịch vụ xanh đã bị co hẹp, nhưng những nghiên cứu mới đây lại cho thấy rằng chúng có khả năng miễn dịch với khủng hoảng tương đối cao. Những nghiên cứu này cũng cho thấy xu hướng đi xuống của các thứ hàng xa xỉ, trong khi đó phân khúc thị trường cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ môi trường vẫn đứng vững.
Điều này cũng là hoàn toàn hợp lý, bởi xét cho cùng thì trở ngại lớn nhất với việc tiêu thụ một sản phẩm hay dịch vụ xanh đâu phải là giá cả, mà chính là sự nhận thức của khách hàng về sự tồn tại của chúng, cũng như về sự ưu việt của chúng so với các sản phẩm hiện tại trên thị trường.
2. Bẻ lái con thuyền theo hướng gió chính sách mới
Một môi trường chính sách hoàn toàn khác biệt đang dần được thiết lập. Với những đạo luật mới về khí hậu, giờ không còn là câu hỏi dạng “nếu… thì” nữa, mà là “khi… thì”. Những quy chế mới đang được ban hành để làm chậm lại hoặc giảm quá trình giải phóng ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Quy chế đó sẽ chỉ tác động đến từng doanh nghiệp, từng khu vực kinh tế. Và đây mới chỉ là màn dạo đầu. Từ những tiêu chuẩn xây dựng mới, các nguyên tắc tiết kiệm chất đốt, tới gói hỗ trợ hàng tỉ đôla cho những công việc “xanh”… còn một hàng dài các chính sách mới đang dần hé mở.
Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp nào thấu hiểu và đoán trước được bức màn chính sách mới, có giải pháp xây dựng chiến lược phòng thủ và tấn công thích hợp để đối phó với tình hình mới sẽ giành được chiến thắng ở những nơi mà đối thủ của họ không thể xâm phạm. IBM với sáng kiến Hành tinh thông minh cũng là một trong những công ty chủ động, khéo léo lôi kéo khách hàng vào việc chung tay phản ứng trước những thời cơ và thách thức do môi trường chính sách mới mang lại.
3. Đầu tư cho ngày mai, bắt đầu từ hôm nay
Tại thời điểm này, chúng ta không thể dám chắc liệu cuộc suy thoái đã bắt đầu chạm đáy hay chưa, nhưng dù sớm hay muộn điều đó cũng sẽ xảy ra – và một viễn cảnh tương lai mới sẽ được mở ra, nơi đó người ta sẽ dành mối quan tâm lớn hơn tới các vấn đề về môi trường.
Kinh tế phục hồi là điều kiện thuận lợi để giá hàng hóa và năng lượng gia tăng, đưa nhiều người trên thế giới thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, và mở rộng nhu cầu cho những đột phá mới về sản phẩm xanh. Đầu tư cho tương lai cần phải bắt đầu từ hôm nay.
Đổi mới về môi trường là một điểm mấu chốt quan trọng cấu thành chiến lược mới giúp doanh nghiệp đứng vững trong thời buổi suy thoái như hiện nay, và trở nên phát đạt khi nó kết thúc. Một chiến lược phát triển bền vững tương ứng, khả thi và khác biệt vẫn sẽ là con đường đưa các nhà kinh doanh tới đích thành công. Thời đại đang mở ra cơ hội lớn cho những ai dám dấn thân vào con đường đó.
Theo Nicholas Eisenberger và Ted Grozier